BIỆT THỰ MÁI BÊ TÔNG - LỢP NGÓI HAY DÁN NGÓI
GIẢI PHÁP MỚI CHO MÁI BÊ TÔNG LỢP NGÓI - HỆ VÌ KÈO THÉP MẠ VIETTRUSS
Mái nhà là một bộ phận quan trọng của mỗi ngôi nhà. Nó không chỉ đảm bảo chức năng che chắn ngôi nhà khỏi nắng gió, mưa bão mà còn là nơi thể hiện khiếu thẩm mỹ và phong cách, đẳng cấp của chủ nhân ngôi nhà. Chính vì thế, việc lựa chọn kiểu dáng mái và phương cách thi công lắp đặt ngói lên mái nhà ngày càng được xem trọng.
Thời gian gần đây, người dân bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng mái bê tông lợp ngói cho các căn nhà biệt thự. Tuy nhiên cũng chính từ đây các nhà thầu xây dựng, các kiến trúc sư và chủ đầu tư bắt đầu có mối quan tâm mới : " Nên lợp ngói hay dán ngói ? "
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn chủ đầu tư chọn mái bê tông do các nguyện nhân chính sau: Chống trộm, chống nóng, chống thấm, chống ồn, giữ cho khoảng áp mái sạch sẽ, không bị bụi bẩn trong không trung và tăng độ bền vững cho mái khi gặp gió bão.
Tuy nhiên trái với nhận định của hầu hết các vị chủ nhà thì các nhà thầu và các kĩ sư xây dựng lại đưa ra các nhược điểm về mái bê tông như sau: Kết cấu bê tông nặng, tốn kém cho hệ dầm, cột, móng và bị lưu nhiệt trong kết cấu, thời gian thi công lâu và phức tạp. Mái bê tông có hệ số tản nhiệt thấp, do vậy rất nóng về mùa hè. Hơn nữa do Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm, lúc nắng và mưa rất lớn do vậy gây co ngót mạnh cho mái bê tông. Sự co ngót của mái bê tông là nguyên nhân gây ra vỡ ngói dán bên trên làm thấm, dột mái bê tông. Những nhược điểm này thường chỉ xảy ra sau khi công trình đã được đưa vào sử dụng. Việc xử lý thấm dột của mái bê tông dán ngói cực kỳ khó khăn và không triệt để do phải đục bỏ toàn bộ phần ngói và xử lý bằng các loại hóa chất chống thấm.
Một số ưu nhược điểm của phương án thi công dán ngói lên mái bên tông:
- Dán ngói lên mái bê tông bằng hồ hoặc vữa.
Nhược điểm:
Ø Nước hồ có thể vẩy lên và làm dơ bẩn bề mặt ngói.
Ø Dưới tác động của nhiệt độ (ánh nắng mặt trời), về lâu dài, ngói và lớp hồ có thể bị nứt, dẫn đến hiện tượng thấm dột cho mái nhà.
Trong điều kiện gió to, bởi liên kết yếu giữa ngói và lớp hồ, ngói dễ bị bung và trượt xuống khỏi mái.
- Tạo mè bằng hồ, vữa hoặc gạch thẻ sau đó gắn ngói lên mái bê tông.
Nhược điểm của cách lợp này cũng như cách lợp đã nói ở trên. Hơn thế nữa, bởi cao độ của những hàng mè(mè giả) này không bằng nhau, ngói sẽ rất dễ bể vỡ khi bước trên mái.
GIẢI PHÁP CHO MÁI BÊ TÔNG CHÍNH LÀ LẮP ĐẶT NGÓI TRÊN HỆ RUI MÈ BẰNG THÉP MẠ NHÔM KẼM CƯỜNG ĐỘ CAO AZ100 G550.
Giải pháp vừa thỏa mãn thị hiếu sử dụng mái bê tông của các vị chủ nhà, vừa đảm bảo tính an toàn cho mái, giúp các vị kỹ sư xây dựng, nhà thầu… an tâm hơn khi dùng ngói màu cho mái bê tông!!!
Hệ kèo hai lớp cho mái bê tông là một tổ hợp giữa các thanh TC75.75 được định vị trên sàn bê tông mái bằng các buloong nở 10x80mm hoặc 10x60mm tạo một lớp rui để bắn li tô lợp ngói. Phần lợp ngói sẽ được bắt đòn tay (li tô) TS 35.48 theo các tiêu chuẩn ngói lợp. Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng thanh TS 15.75 để thay thế cho thanh TC75.75 để làm giảm độ cao của hệ mái.
Với giải pháp này toàn thể bộ mái có khối lượng nhẹ hơn, các viên ngói liên kết trên giàn thép bằng vít. Chính vì vậy với kết cấu này sẽ cho phép luồng không khí nóng ở phần áp mái thoát ra ngoài qua đoạn chồng nhau giữa các viên ngói nên có thể co giãn tốt theo thời tiết.
Ưu điểm:
- Ngói được gắn vào mái vững chắc hơn nhờ vào việc bắn vít mè.
- Thẩm mỹ.
- Cách nhiệt, tạo độ bền lâu dài cho sàn bê tông.
- Hệ khung mái không gỉ sét.
- Mái ngói trông đẹp hơn rất nhiều bởi ngói được đặt trên thanh mè cùng cao độ.
- Có thể lắp đặt thêm cách vật liệu cách nhiệt dưới mái ngói.
- Tiết kiệm 30% chi phi so với dán ngói bê tông.
- Rút ngắn thời gian thi công 50% so với mái bê tông dán ngói.
- Sửa chữa dễ dàng vì có thể tháo vít ra thay vì đục ra như kiểu dán ngói.
Nguồn hiệp hội xây dựng Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét